Cách Lập Bàn Thờ Tổ Nghề, Ngày Giỗ Tổ Nghề Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tục thờ cúng tổ nghề là một thái độ đẹp, lối sống đẹp biểu hiện lòng biết ơn. Đây là cách đề cao công đức của người khai sáng ra một ngành nghề nào đó đã nâng cao đời sống, thay đổi vị thế của một tiểu cộng đồng. Dù đã có nhiều thay đổi trong hình thức thờ cúng nhưng tục thờ tổ nghề vẫn được gìn giữ và trường tồn theo thời gian. 

Vậy có nên lập bàn thờ tổ nghề tại gia? Hãy cùng Tâm Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Tục thờ tổ nghề – nét đẹp văn hoá của người Việt  

Ngoài nghề nông cơ bản, dân tộc Việt Nam ta đã “khai sáng” ra nhiều nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như ngư nghiệp, lâm nghiệp, thủ công mỹ nghệ… Chính những ngành nghề ấy đã đảm bảo cuộc sống của tầng lớp nhân dân, phục vụ nhu cầu của đời sống thường nhật. Theo thống kê chưa đầy đủ về ngành nghề xưa, chúng ta có đến 130 vị tổ sư. Từ Tổ bách nghệ Thánh Tản Viên đến Mẹ Âu Cơ – nghề nông, Yang Xri mẹ lúa, Sằn Nông thần nông nghiệp, Nga Áp tổ nuôi vịt…

tổ nghề nông nghiệp
Cúng tổ nghề nông nghiệp

Có thể nói, khắp các thế hệ người Việt đều có chung khuynh hướng thiên về thờ Tổ chứ không riêng thờ cúng tổ tiên trong gia đình. Đây được xem là một nét riêng của bản sắc văn hoá Việt. Gắn với tục thờ này, ban đầu người dân chỉ làm vài món ăn đơn giản để tưởng nhớ. Sau đó là lập bát hương, xây bệ thờ, điện thờ, miếu thờ, đền thờ… 

Cách lập bàn thờ tổ nghề còn tùy thuộc vào một cộng đồng, một địa phương nhất định. Song, tất cả đều khẳng định tín ngưỡng dân gian, tôn vinh ngành nghề. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định, đạo hiếu không chỉ được thể hiện qua tục thờ tổ tiên mà còn thờ các vị tổ làng, tổ nghề. 

Cách lập bàn thờ tổ nghề 

Tổ nghề thường là những người có thật trong lịch sử hoặc là nhân vật “hư cấu” dựa trên truyền thuyết dân gian. Không phải tất cả làng nghề truyền thống đều lập bàn thờ tổ nghề để suy tôn, thờ cúng tổ nghề. Tuy nhiên, tại một số địa phương, đây lại chính là phong tục, nét đẹp truyền thống được người dân đặc biệt trân quý và giữ gìn. 

cách lập bàn thờ tổ nghề
Bàn thờ tổ nghề sân khấu

Thông thường, những gia đình trong cùng làng nghề sẽ cùng nhau lập bàn thờ tổ nghề và tiến hành cúng lễ vào các ngày tuần, tiết, sóc, vọng, giỗ Tết. Hiếm có gia đình nào lập bàn thờ tổ nghề tại gia mà sẽ lập miếu thờ chung. Theo đó, nhiều vị tổ nghề được làm thành hoành làng, tức là người đã khai sinh ra làng nghề ấy. 

Nếu gia đình có điều kiện lập bàn thờ tổ nghề tại gia thì có thể áp dụng thủ tục sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ mâm cơm cúng và sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt trên bàn thờ. Lễ lạc tùy tâm nên gia chủ không cần chuẩn bị lễ quá phô trương, cầu kỳ vượt qua điều kiện cho phép. Bởi lẽ, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính. 
  • Gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh chu gọn gàng khi bày biện mâm cúng và tiến hành nghi thức lập bàn thờ. Nếu không có nhiều kinh nghiệm, gia chủ có thể mời tiền bối trong nghề về cúng, tránh tình trạng sai sót trong cách bài trí và đọc văn khấn. 
  • Đến giờ tốt, thắp nhang đèn và đọc văn khấn vái tổ nghề. 
  • Sau khi nhang cháy hết sẽ tiến hành hoá vàng và thụ lộc. 

Những ngày giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam

Ngoài ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ, lập bàn thờ tổ nghề còn là cách để thể hiện lòng tự hào, ngưỡng mộ, giáo dục con cháu hướng về cội nguồn dân tộc. Dưới đây là một số ngày giỗ tổ nghề lớn tại Việt mà quý gia chủ có thể tham khảo: 

Giỗ tổ nghề sân khấu 

Giỗ tổ nghề sân khấu
Giỗ tổ nghề sân khấu

Giỗ tổ nghề sân khấu hay giỗ tổ nghề nghệ sĩ là ngày giỗ chung của những người có công xây dựng và phát triển nghề. Ba vị tổ nghề sân khấu hay còn gọi là tam vị thánh tổ gồm:

  • Tiên Sư: Khai sáng ra nghề sân khấu. 
  • Tổ Sư: Tiếp nối và lưu truyền nghề. 
  • Thánh Sư: Soạn tuồng.

Tuy nhiên, tổ nghề sân khấu bao gồm rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề nhỏ như cải lương, chèo, tuồng. Chẳng hạn như:

  • Bà tổ nghề sân khấu ca trù: Đinh Dự 
  • Ông tổ nghề sân khấu kịch nói: Vũ Đình Long
  • Ông tổ nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú
  • Các vị tổ nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn
  • Bà tổ nghề trò Xuân Phả: Dương Thị Nguyệt

Vào mỗi dịp 12/8 âm lịch hàng năm, nhiều thế hệ văn nghệ sĩ sẽ tề tựu dự lễ giỗ Tổ truyền thống ngành sân khấu tại Nhà Truyền Thống Sân Khấu TPHCM. Giỗ tổ nghề sân khấu vừa thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” quý báu, song là dịp để giới văn nghệ sĩ trong nghề hợp mặt “ôn cố tri tân”. 

Ngày giỗ tổ nghề thêu 

ông tổ nghề thêu
Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành

Nhiều tài liệu cho rằng, nghề thêu Việt Nam đã có từ thế kỷ 16 và ông tổ nghề thêu tên thật là Trần Quốc Khải (Lê Công Hành), quê ở làng Quất Động, Thường Tín, Hà Tây. Hàng năm, những người trong nghề thêu sẽ tổ chức lễ cúng ông tổ nghề truyền thống vào ngày 12/6 âm lịch, tức ngày mất của ông. 

Cúng giỗ tổ nghề mộc 

Theo nhiều thông tin mà Tâm Việt thu thập được, ngày giỗ tổ ngành mộc diễn ra 2 đợt trong năm. Đợt 1 vào ngày 13/6 hàng năm và đợt 2 ngày 20/12 âm lịch. 

Giỗ tổ xây dựng 

giỗ tổ xây dựng
Mâm cúng giỗ tổ xây dựng

Cả Trung Quốc, Việt Nam cùng một số nước khác ở Châu Á đều coi Lỗ Ban là ông Tổ nghề xây dựng. Ở nước ta, ngành xây dựng có đến 2 ngày cúng giỗ, mỗi ngày cách nhau 6 tháng. Cụ thể là ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm Lịch hàng năm. Ngày xưa mỗi dịp cúng Tổ nghề phải có lễ Tam Sanh, gồm 1 con gà trống trắng, 1 con heo đực và 1 vò rượu nếp trắng. 

Như vậy, trên đây là những ngày cúng giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam. Ngoài ra, Tâm Việt đã hướng dẫn cách lập bàn thờ tổ nghề chi tiết nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp gia chủ có thêm nhiều thông tin hữu ích. 

Ngoài ra, nếu gia chủ chưa tìm được mẫu bàn thờ ưng ý thì có thể ghé Không Gian Thờ Tâm Việt để có thêm nhiều sự lựa chọn cho không gian thờ phụng linh thiêng. Xưởng sản xuất bàn thờ Tâm Việt luôn đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng nội thất phòng thờ đẹp. Các mẫu bàn thờ đều đảm bảo chất lượng cao, được làm từ gỗ tự nhiên 100%, nói không với pha tạp. Tham khảo tại đây:

>>> 200 Mẫu Bàn Thờ Đẹp Gỗ Tự Nhiên Đơn Giản, Hiện Đại, Giá Rẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *