Theo quan niệm dân gian, cúng Thần Tài vào đêm giao thừa và mùng 1 Tết có ý nghĩa quan trọng, giúp gia chủ ăn nên làm ra, thu hút tài lộc, đem đến nhiều vận may về tiền của. Vậy thì cách đọc bài văn khấn Thần Tài giao thừa và mùng 1 Tết như thế nào là chuẩn nhất? Hãy cùng tham khảo cách đọc văn khấn Thần Tài ngày 30 Tết qua bài viết dưới đây nhé.
Văn khấn Thần Tài giao thừa
Giao thừa là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong quan niệm của người Việt. Cúng giao thừa là phong tục và truyền thống tinh hoa của nhân dân. Ngoài việc chuẩn bị mâm cúng bàn thờ Thần Tài hiện đại, chu đáo, gia chủ cần phải bày mâm cúng thần Thổ Địa để cầu tài lộc, may mắn. Để việc cúng bái Thần Tài đêm được diễn ra suôn sẻ hơn, gia chủ cần phải biết cách đọc văn khấn Thần Tài giao thừa.
Sau khi đã chuẩn bị và bài trí đồ cúng xong, gia chủ thắp hương bàn thờ Thần Tài và bắt đầu đọc văn khấn.
Văn khấn ban Thần Tài đêm Giao Thừa như sau:
“Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)
Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)
Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)
Nay phút Giao thừa năm cũ Canh Tý với năm mới Tân Sửu
Chúng con là :………………………………….…………………………….………sinh năm: ………….
Hành canh: ………… tuổi ( ví dụ: 65 tuổi )
Ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố …………………………………….., xã/phường………………………….…., quận/huyện/thành phố ……….., tỉnh/thành phố ……………………………………………………………
Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)
Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)
Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)”.
Sau khi đọc văn khấn thần tài ngày 30 Tết xong, gia chủ thực hiện các nghi lễ còn lại của buổi cúng Thần Tài.
Văn khấn Thần Tài mùng 1 Tết
Khi cúng Thần Tài vào đầu năm mới thì văn khấn Thần Tài ngày mùng 1 Tết là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay có rất nhiều mẫu văn khấn khác nhau để bạn có thể lựa chọn, tuy nhiên chuẩn nhất vẫn là văn khấn như sau:
“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần Tài vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là… (tên người khấn hoặc chủ nhà).
Ngụ tại….. (địa chỉ cụ thể nơi đang ở).
Hôm nay là ngày mùng 1 tháng Giêng năm Nhâm Dần, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.
Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thần Tài, cúi xin đức tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng.
Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).”
Mâm cúng ban Thần Tài đêm giao thừa gồm những gì?
Tùy theo điều kiện, cách cúng và phong tục của từng vùng miền, gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng Thần Tài đêm giao thừa bằng đồ chay như hương, hoa tươi, trái cây, trầu cau, trầu cau, tiền vàng, gạo, muối, nước lã…, hoặc có thể cúng Thần Tài đồ mặn như rượu, gà luộc, giò chả… Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành của người thờ Thần và cúng bái Thần Tài.
Lưu ý khi cúng và đọc văn khấn ban Thần Tài đêm giao thừa
Để việc cúng bàn thờ Thần Tài đêm giao thừa được suôn sẻ, bên cạnh việc tìm hiểu cách đọc văn khấn Thần Tài giao thừa thì các gia chủ cần lưu ý những yếu tố sau:
- Gạo, muối sau khi cúng nên giữ lại, nước hoặc rượu nên đứng ở ngoài cửa tưới vào trong nhà ý nghĩa đem lại lộc và may mắn.
- Theo quan niệm của nhân dân ta, Thần Tài và Thổ Địa là những vị Thần ban cho sự giàu có, hạnh phúc và thịnh vượng. Thần Tài và Thổ Địa luôn mang trong mình những sắc thái vui tươi, dí dỏm. Vì vậy, gia chủ phải chuẩn bị mâm cúng với nhiều màu sắc độc đáo: nến, đèn dầu nên dùng màu đỏ, hàng mã có màu vàng, màu xanh của trầu cau… Mâm cúng tuy không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn tràn đầy sức sống, mang lại may mắn, cát lợi cho gia chủ.
- Nên dùng đèn cầy (nến) hoặc đèn dầu. Tránh sử dụng các loại đèn nhấp nháy. Nhiều người thường cho rằng đèn điện hay đèn nhấp nháy khiến dương khí quá vượng, không phù hợp khi sử dụng trên bàn thờ Thần Tài.
- Chỉ sử dụng các loại hoa và trái cây tươi. Cố gắng tránh cúng bái Thần Tài bằng hoa và trái cây giả. Nên sử dụng các bình hoa làm bằng chất liệu là thủy tinh hoặc gốm.
- Sau khi cúng, lộc sái chỉ nên ban phát cho người trong gia đình, tránh chia cho người ngoài.
- Nên giữ lại gạo và muối sau khi cúng, nước hoặc rượu để tưới vào nhà, có ý nghĩa mang lại tài lộc và thịnh vượng, thuận lợi cho gia đình.
Trên đây là một vài thông tin về cách đọc văn khấn Thần Tài giao thừa và mùng 1 Tết. Hy vọng này bài viết này sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích.