Thờ cúng ông bà tổ tiên từ lâu đã trở thành một phong tục không thể thiếu của người người nhà nhà Việt Nam. Đặc biệt hơn là vào mỗi dịp lễ Tết, khi con cháu sum vầy, gia chủ cùng mọi người sẽ trang trí và làm mâm cơm cúng gia tiên. Vậy thì trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc như thế nào cho đúng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc như thế nào?
Tùy vào từng vùng miền khác nhau thì những quan niệm, phong tục thờ cúng cũng sẽ khác nhau. Vì vậy cách bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc cũng theo đó mà khác so với những vùng còn lại. Trong đó, đèn, hương và hoa quả là những vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ ngày tết ở cả 2 miền.
Chuối và bưởi là hai món không thể thiếu trong mâm ngũ quả bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc. Chuối mang hàm nghĩa, đại diện cho sự an nhiên, tự tại, đem lại sự che chở và đoàn kết giữa mọi người trong gia đình. Quả bưởi trên mâm ngũ quả thể hiện sự thành tâm cúng dường của con cháu đối với gia tiên, những người đã khuất. Bên cạnh chuối và bưởi, gia chủ có thể bài trí thêm các loại đào, cam, quýt,… vào mâm trái cây thờ Tết.
Đối với mâm cơm thờ gia tiên ngày Tết, thường sẽ bao gồm bốn bát, bốn đĩa xếp hình tứ trụ, cách xếp này mang ý nghĩa đại diện cho bốn phương, bốn mùa trong năm. Món ăn trên mâm cơm trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết thường sẽ có chả lụa, thịt gà, canh xương, dưa hành, bánh chưng và nước chấm,…
Trong cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết ở miền Bắc, người ta thường đặt 2 ngọn đèn bên ngoài và bên trong đặt một lọ hoa tươi để tăng vận khí cho chốn thờ tự. Vì đèn có ý nghĩa sẽ giúp mang lại không khí ấm áp, tránh tà ma ám khí.
Lễ vật thông thường khi bày mâm thờ cúng Tết phải gồm 3 chén rượu, 3 chén nước, hương và hoa tươi. Tuy nhiên, khi bày biện trên mâm ngũ quả miền Bắc, từng loại quả sẽ được sắp xếp xen kẽ nhau để tạo nên sự đẹp mắt, hài hòa và đặc biệt là phù hợp với phong thủy.
Xem thêm:
>>> 10+ Ý Tưởng Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên Đẹp Đơn Giản
Trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc cần những gì?
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là thứ quan trọng nhất trên bàn thờ tổ tiên vào ngày Tết. Các loại trái cây khác nhau sẽ được chọn tùy thuộc vào từng vùng miền.
Ở miền Bắc, các loại trái cây như chuối, bưởi, đào, hồng, quất thường được sử dụng khi thờ cúng ngày Tết. Theo phong thủy ngũ hành, mâm ngũ quả đại diện cho sự phúc quý, tài lộc, dư dả. Mỗi quả tượng trưng cho những điều ước của gia chủ như: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh
Đồ trang trí bàn thờ ngày Tết
Đối với những lễ vật trang trí bàn thờ ngày Tết, gia chủ cần làm vệ sinh sạch sẽ những món đồ trang trí trước khi bày biện lên bàn thờ. Ngoài ra, dọn dẹp vệ sinh khu vực xung quanh gian thờ và bàn thờ cũng là một điều cần thiết.
Gia chủ nên chọn những vật dụng trang trí như nến, đèn, lọ hoa, cây vàng bạc, cây may mắn. Ngày nay, nến và đèn thường được thay thế bằng đèn điện. Vì vậy, bạn có thể mua đèn điện để cho cách bày bàn thờ ngày Tết.
Sắp xếp đồ trang trí sao cho hợp lí và đẹp mắt. Trên bàn thờ cần có chỗ để đặt một mâm cơm cúng và nhiều lễ vật thờ Tết khác. Vì vậy, chỉ nên chọn những đồ trang trí phù hợp và thực sự cần thiết.
Mâm cơm cúng gia tiên
Một khâu cuối cùng góp phần để bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc một cách hoàn chỉnh chính là mâm cơm cúng gia tiên. Mâm cúng gia tiên ở những vùng Bắc thường bao gồm các món ăn quen thuộc của dân gian Việt Nam như: 1 con gà trống luộc, 1 đĩa xôi, 1 đĩa rau xào, 1 bánh chưng, 1 đĩa thịt lợn luộc.
Nguyên tắc trong cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Miền Bắc là một vùng đất có lịch sử từ ngàn xưa, lưu giữ nhiều nét đẹp truyền thống dân tộc ta. Do đó người miền ngoài thường sẽ cách bài trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc sẽ tinh tế và trau chuốt hơn các vùng khác.
Việc trang trí bàn thờ ngày Tết được thực hiện từ rất sớm. Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, tức ngày vía ông Công ông Táo, người Việt Nam có phong tục dọn dẹp bàn thờ để chuẩn bị đón tổ tiên về nhà. Để hiểu hơn về cách bài trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc, hãy nắm rõ những nguyên tắc dưới đây
Đầu tiên, luôn đặt một cây hương lớn ở giữa, hai bên là hai cây hương nhỏ, sắp xếp sao cho tạo thành thế tam tài. Bên cạnh 2 ngọn đèn dầu hoặc cây cối nên đặt ở vị trí xa nhất. Bên phải là mặt trăng và bên trái là mặt trời
Tương tự, bạn cần chuẩn bị 2 lọ hoa tươi đặt 2 bên bàn thờ để lập lại sự cân bằng. Ngoài ra, để trang trí bàn thờ ngày Tết, bạn hãy chuẩn bị 3 chén nước tinh khiết, 3 chén rượu và một hũ sành nhỏ. Người miền Bắc thường đốt nhang trong dịp Tết vì có mùi thơm dễ chịu và thời gian cháy lâu
Những đại kỵ cần tránh khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết
Trước khi bày lễ thờ ngày Tết, gia chủ cần phải tìm hiểu về những điều đại kỵ cần tránh trong việc bày bàn thờ ngày tết miền Bắc:
- Gia chủ phải đích thân thực hiện việc lau dọn vệ sinh bàn thờ, vì gia chủ sẽ là người đại diện cho gia đình phụng sự việc thắp hương cúng bái cho gia tiên và các quan thần Phật.
- Tránh làm rơi rớt đổ vỡ lễ vật thờ cúng, đặc biệt là bát hương. Việc làm đổ vỡ vật dụng thờ cúng là xui xẻo, điềm báo không thuận lợi. Đồng thời bát hương chính là dấu hiệu dẫn dắt hương linh, thần thánh, tổ tiên chứng giám cho gia đình, vì vậy không được di chuyển bát hương quá nhiều khi lau dọn.
- Khi làm bát hương, hãy lựa chọn vật liệu sứ, sứ có khả năng chịu nhiệt cao và khá bền.Bát hương làm bằng đồng sẽ là một sự lựa chọn tốt, thể hiện được sự tôn trọng, trang nghiêm.
- Bình hoa chưng bàn thờ ngày Tết miền Bắc phải dùng hoa tươi. Khi cắm nên dùng các loại hoa phù hợp, thể hiện được tấm lòng với người đã khuất. Không dùng những loại mang lại sự xui xẻo, không tốt cho sức khỏe và sự nghiệp như hoa ly, hoa ly, hoa phong lan, hoa nhài, hoa cúc, hoa dâm bụt, hoa phù dung.
Trên đây là một vài thông tin về bàn thờ ngày Tết miền Bắc mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hi vọng qua bài viết này, khách hàng sẽ phần nào hiểu thêm về nét đẹp văn hóa thờ cúng của ông cha ta để lại. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể tham khảo thêm các mẫu bàn thờ gia tiên đẹp, giá tốt tại Không Gian Thờ Tâm Việt để góp phần thiết kế chốn thờ tự linh thiêng, ấm cúng mà vẫn tiết kiệm chi phí đầu tư:
>>> https://xuongbantho.vn/danh-muc-san-pham/ban-tho-gia-tien/