Mỗi khi nhắc đến việc lập điện thờ tại gia, chắc hẳn gia chủ và các thanh đồng đều đã qua về “tôn cấp lập thờ”. Điện thờ có thể là chốn thờ phụng xa hoa, lộng lẫy được lập lên bởi những người có căn đồng số lính. Song, cũng có thể chỉ là nơi phụng sự nhà Thánh nhỏ hẹp. Không hề đơn giản như thủ tục lập bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật hay bàn thờ thần linh, cách lập điện thờ tại gia đòi hỏi nhiều yếu tố.
Ở bài viết dưới đây, Tâm Việt xin chia sẻ đến quý bạn đọc một số kinh nghiệm lập điện thờ Tứ Phủ tại gia dựa trên nhiều nguồn tin khác nhau. Hãy chọn lọc để có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này.
Điện thờ là gì?
Được biết, điện là sảnh đường cao lớn dành cho Vua Chúa và Thần Thánh ngự trị. Nếu Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu thì Đền thờ là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam Tứ Phủ. Như vậy, quy mô của điện thờ chắc chắn sẽ nhỏ hơn đền và phủ. Tuy nhiên lại lớn hơn so với Miếu Thờ.
Thanh đồng lập điện thờ tại gia để thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam Tứ Phủ, Trần Triều hay nhiều vị thần khác. Điện thờ có thể được lập bởi tư nhân hoặc cộng đồng. Tuy nhiên, đây được xem là một nơi vô cùng lộng lẫy với rất nhiều vật phẩm thờ cúng như ngai, bài vị, khám, tượng chư vị Thánh Thần. Ngoài ra không thể thiếu tam sơn, bát hương, đài, cây nến, bình hoa, vàng mã…
Không phải ai cũng có đủ căn duyên để lập điện thờ tại gia. Thanh đồng muốn “tôn cấp lập thờ” phải được nhà Ngài báo trước. Tuy nhiên, không có thông tin cụ thể về những dự báo của Ngài đối với những người có căn đồng số lính. Tùy vào cơ duyên của mỗi người mà nhà Ngài sẽ báo bằng những con đường khác nhau. Song vẫn có điểm chung như Ngài cho nhìn thấy bản điện, số lượng bát hương, cách bố trí điện thờ… Thanh đồng theo đó mà lập điện thờ đúng, đẹp.
Trường hợp được nhà Ngài báo 2 – 3 lần nhưng không lập điện thờ, đệ tử có thể sẽ bị tái cơ hành. Và cơ hành lập điện, lập phủ còn nặng hơn nhiều so với cơ hành của căn đồng số lính.
Xem thêm:
>>> Có Nên Tự Ý Lập Bàn Thờ Mẫu Tại Nhà? Hướng Dẫn Chi Tiết
Vị trí xây điện thờ tại gia đáp ứng tiêu chí gì?
Lựa chọn vị trí đắc địa cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khi lập lập điện thờ tại nhà nói chung và lập điện thờ Tứ Phủ nói riêng. Tùy vào gia cảnh mà vị trí lập điện thờ có thể to lớn hoặc nhỏ hẹp, miễn sao mọi thứ được sắp xếp một cách gọn gàng và việc thờ cúng diễn ra suôn sẻ.
Lưu ý nhỏ, nếu Thanh đồng được nhà Ngài báo âm mà biết coi bói thì nên lập điện thờ rộng rãi một chút để sau này hầu hạ được dễ xoay sở. Ngược lại, nếu gia chủ chỉ lập điện thờ để yên bản mệnh thì có thể thiết kế điện thờ diện tích nhỏ hẹp hơn.
Vị trí xây – lập điện thờ cần đảm bảo những tiêu chí sau:
- Lựa chọn khu đất sạch sẽ. Trường hợp trước đây là khu chăn nuôi thì cần bỏ hết phần đất cũ và thay bằng đất mới để tránh bị ô uế cho không gian thờ tự.
- Nếu lập điện thờ trên tầng thì tầng dưới không được là khu bếp nấu. Lúc này, nên lập điện thờ ở tầng 3.
- Điện thờ không được xây cạnh khu vệ sinh, kể cả tầng dưới hay cạnh cửa là khu vệ sinh đều không được phép.
- Tuyệt đối không để dầm nhà “đâm” thẳng vào giữa điện. Nếu tầng dưới hoặc tầng trên có dầm cũng tuyệt đối không để dầm chia đổi bản điện.
- Cửa điện thờ không đối diện với cửa phòng khách trong nhà.
Sau khi lựa chọn được vị trí đẹp, Thanh đồng mới bắt đầu tiến hành hoạch định và bố trí bản điện.
Cách bố trí điện thờ Tứ Phủ tại gia
Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, đến nay tín ngưỡng Thờ Mẫu vẫn được coi là “bảo tàng sống” của văn hóa truyền thống. Trong đó, Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng đồng nhất, ít nhất bao gồm ba lớp: lớp thờ Nữ Thần, lớp thờ Mẫu Thần và lớp thờ Tam Tứ Phủ.
Hiểu thêm về điện thờ Tứ Phủ
Nhiều tài liệu chỉ ra rằng, trong thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ có bốn vị Thánh Mẫu bao gồm: Thánh Mẫu Thần Chủ (Mẫu Liễu), Thánh Mẫu Cửu Trùng, Mẫu Thoải và Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Đặc biệt trong Tứ Phủ, cả bốn vị Thánh Mẫu đều là những người thật, việc thật. Hầu hết họ đều là người có công với dân, với nước. Một số nhân vật lịch sử như Quốc Mẫu Âu Cơ, Lê Lợi, Nguyên Phi Ý Lan, Hương Đạo Vương Trần Quốc Tuấn… đều được thờ trong hệ thống Tứ Phủ.
Hệ thống Tứ Phủ Thần Linh phân chia thống nhất theo bốn cõi: Cõi Trời (Thiên Phủ), cõi Đất (Địa Phủ), cõi nước (Thoải Phủ) và cõi rừng núi (Nhạc Phủ).
Cách lập điện thờ Tứ Phủ tại nhà
Thông thường bên trong điện thờ Tam Tứ Phủ sẽ có ba ban chính: Ban Tam Tứ Phủ công đồng ở chính giữa, bên trái là ban Sơn Trang và bên phải là ban Trần Triều. Trong đó, hai bên công đồng đặt tượng cậu bé ở phía dưới. Bên ngoài điện thờ sẽ có 1 lầu Cô, 1 lầu Cậu. Ngoài ra, nhiều Thanh đồng còn đặt lầu Cô lầu Cậu hai bên cửa chính điện thờ.
Quan trọng nhất là ban công đồng với các sắp xếp tượng thờ như sau:
- Lớp thứ 1, trên cùng: Tượng quan thế âm bồ tát hoặc tượng thiên thủ thiên nhãn (phật nghìn tay, nghìn mắt)
- Lớp thứ 2: Tượng Ngọc Hoàng thượng đế, hai bên đặt quan Nam Tào, Bắc Đẩu.
- Lớp thứ 3: Tam tòa Thánh Mẫu
- Lớp thứ 4: Tượng Ngũ vị Tôn ông
- Lớp thứ 5: Tượng tứ phủ chầu bà
- Lớp thứ 6: Tượng tứ phủ ông Hoàng (ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười)
- Lớp thứ 7: Tượng tứ phủ thánh cô
- Lớp thứ 8: Dưới gầm ban Công đồng thờ ngũ hổ, Quan bạch, quan xà (quan Bạch Xà có nơi vắt ngang trên điện)
Những lưu ý khi lập điện thờ tại gia
Khi lập điện thờ tại gia, gia chủ (Thanh đồng) cần chú ý những điều sau để đảm bảo việc thờ phụng được nghiêm cẩn:
- Điện thờ không nhất thiết phải xa hoa, bề thế nhưng cần đảm bảo sự trang nghiêm, sạch sẽ.
- Với gia chủ không có điều kiện thỉnh vị Thánh thì có thể thỉnh tranh hoặc thờ long ngai, bài vị.
- Không nhất thiết phải thỉnh đủ Tam Hòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan, Ông Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu, Quan Hổ, Quan Xà. Thanh đồng có thể bố trí một pho tượng vị Thánh Mẫu Liễu Hạnh cũng không sao cả. Khi bốc bát nhang chỉ cần thỉnh những vị đại diện.
Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp quý gia chủ, Thanh đồng có thêm nhiều thông tin hữu ích trong cách lập điện thờ tại gia, lập điện thờ Tứ Phủ tại nhà.