Có Nên Tự Ý Lập Bàn Thờ Mẫu Tại Nhà? Hướng Dẫn Chi Tiết

Không phải là một tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất, Đạo Mẫu là một hệ thống các tín ngưỡng có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Đến nay, dù ít nhiều tiếp thu những ảnh hưởng của các loại hình tín ngưỡng khác nhưng Đạo Mẫu vẫn được đánh giá là tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa đích thực. Vậy có nên lập bàn thờ Mẫu tại nhà hay không? Thu thập tài liệu từ nhiều nguồn thông tin chính thống, ở bài viết dưới đây, Không Gian Thờ Tâm Việt sẽ hướng dẫn thủ tục lập bàn thờ Mẫu tại nhà chuẩn nhất cho đồng anh lính chị. 

lập bàn thờ mẫu tại nhà
Tín ngưỡng thờ Mẫu được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể

Hiểu hơn về tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hoá Việt 

Tín ngưỡng thờ Mẫu đã và đang có được chỗ đứng quan trọng trong đời sống tâm linh của một bộ phận người Việt. Đây là một trong những tín ngưỡng thờ cúng đặc sắc nhất được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại vào năm 2016. Được coi là “bảo tàng sống” của văn hoá truyền thống, tín ngưỡng thờ Mẫu cần được lưu giữ và bảo tồn. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu sâu hơn về cách lập bàn thờ Mẫu tại nhà, quý bạn đọc có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích về tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hoá Việt Nam. 

bàn thờ mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt

Đạo Mẫu là gì? 

Theo thông tin từ Thế Giới Di Sản – Cơ quan của Hội Di Sản Văn Hoá Việt Nam, đạo Mẫu là tín ngưỡng bản địa có ít nhất ba lớp khác nhau: lớp thờ Nữ Thần, lớp tín ngưỡng thờ Mẫu thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Cụ thể như sau: 

Lớp thờ Nữ thần 

bàn thờ mẫu tại gia
Lớp thờ Nữ Thần là người thật, có công trạng với dân, với làng, với nước, khi chết được tôn vinh, được thần thánh hoá

Nếu ở lĩnh vực thế tục, yếu tố nữ có phần bị “xem nhẹ” thì trong lĩnh vực tâm linh của người Việt, yếu tố này có phần “nổi trội” hơn. Minh chứng rõ ràng nhất là sự ra đời và phát triển của hệ thống tín ngưỡng thờ Nữ Thần. Thờ Nữ Thần mang tính phổ quát rộng rãi. Tín đồ của tín ngưỡng thờ Nữ Thần nói riêng và của đạo Mẫu nói chung là những con nhang, đệ tử gửi “bản mệnh” của mình vào đền, phủ. 

Lớp thờ Mẫu Thần 

lập bàn thờ mẫu tại gia
Lớp thờ Mẫu Thần

Theo đó, lớp thờ Mẫu Thần phát triển trên cái nền thờ Nữ Thần nhưng gắn với tính chất quốc gia như thờ Vương Mẫu, Quốc Mẫu. Ví dụ như Nguyên Phi Ỷ Lan, Mẹ Gióng, Mẫu Tây Thiên, Thiên Yana, Linh Sơn Thánh Mẫu – Bà Đen, Bà Chúa Xứ… Như vậy nói một cách dễ hiểu hơn, các nhân vật lịch sử có thật như hoàng thái hậu, hoàng hậu, công chúa, những người phụ nữ gắn với các điển tích, huyền thoại đều được tôn thành Nữ Thần. Sau đó được đưa vào đền, chùa, miếu phủ để thờ phụng. 

Lớp Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ

mẫu tham phủ tứ phủ
Lớp thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ

Lớp Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa tín ngưỡng thờ Nữ Thần và Mẫu Thần, tiếp thu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa. Trên điện thờ của đạo Mẫu Tam Phủ gồm: Mẫu Thiên Phủ, Địa Phủ, Thuỷ Phủ, lần lượt tượng trưng cho ba yếu tố trời, đất và nước. Tiếp đó, Tứ Phủ là sự bổ sung thêm Mẫu Thượng Ngàn với “sứ mệnh” cai quản vùng rừng núi, đất đai. 

Nguồn gốc tín ngưỡng thờ Mẫu 

Như đã nói, Đạo Mẫu là tín ngưỡng bản địa đã ra đời và phát triển hàng ngàn năm. Theo nhiều tài liệu, tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Theo đó, người phụ nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm trách, quán xuyến việc nhà lẫn việc đồng áng. 

thờ mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã ra đời và phát triển hàng ngàn năm

Thêm vào đó, yếu tố lịch sự, văn hoá cũng tác động đến sự “lên ngôi” của yếu tố nữ trong hệ thống văn hoá tâm linh của người Việt. Lịch sử văn hoá phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng là một cuộc điều chỉnh từ chế độ Mẫu hệ, Mẫu cư, Mẫu quyền sang Phụ hệ. 

Đạo Mẫu tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm đấng sáng tạo và bảo trì cho vũ trụ. Đây là nơi con người ký thác những ước vọng về đời sống trần thế đạt tới sức khoẻ và tài lộc. 

Đạo Mẫu là một hệ thống thần điện đa thần với khoảng 60 vị thánh nhưng lại chịu sự bao trùm của Thánh Mẫu mà đại diện là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong điều kiện xã hội Nho giáo cuối thời phong kiến, chính Thánh Mẫu Liễu Hạnh để “trần thế hoá” và đưa Đạo Mẫu vào đời sống dân gian, bắt rễ sâu vào xã hội và đời sống tâm linh của người Việt. 

Có nên tự ý lập bàn thờ Mẫu tại nhà 

Không phải ai cũng có thể lập bàn thờ Mẫu tại nhà. Bởi lẽ, điện thờ là nơi dành riêng để thờ Vua Chúa, Thần Phật, Thánh Mẫu. Do đó, người lập bàn thờ Mẫu phải có “căn duyên”, trải qua nhiều nghi thức trình đồng mở phủ. Bên cạnh đó cũng cần nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về các nghi thức, lễ nghĩa trong thờ cúng. Đồng thời đảm bảo gắn bó lâu dài với các nghi thức thờ cúng tại gia. 

người lập bàn thờ mẫu
Người lập bàn thờ Mẫu phải có căn duyên với Thánh, nguyện phụng sự nhà Ngài

Rất hiếm trường hợp đồng nối tự lập bàn thờ Mẫu theo sự truyền dạy của cha mẹ. Đó là lý do vì sao, người lập điện thờ tại gia phải được sự “cho phép” của bề trên. 

Nếu như trước đây, chủ tế của các loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu phần lớn là phụ nữ thì hiện nay xuất hiện thêm cô đồng là nam giới (cậu đồng, ông đồng). Một phần vì mỗi giá đồng kéo dài 4 – 5 giờ đồng hồ liền nên người chủ tế hầu đồng phải có sức khỏe tốt để thực hiện lễ hầu đồng một cách trọn vẹn. 

Những điều cần lưu ý khi lập bàn thờ Mẫu tại nhà 

Khi đủ “năng lực” để lập bàn thờ Mẫu tại nhà, Thanh đồng phải có trách nhiệm giữ gìn phép tắc, duy trì sự chăm sóc điện thờ. Ngoài ra cũng cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không được lập bàn thờ rồi bỏ vì như vậy sẽ phạm tội bất kính. Cần có sự săn sóc, duy trì tín ngưỡng thờ Mẫu trong thời gian dài. Không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải thiết lễ vào ngày rằm, mùng một. 
  • Một số công việc hàng ngày cần thực hiện: dâng hương, lên nước, sáng thỉnh chuông, chiều bái chuông. 
  • Một năm tối thiểu phải hầu đồng 2 lần. Hạn chế tối đa việc giải điện vì như vậy có thể để lại hệ quả xấu cho gia chủ. 
  • Lựa chọn Thanh đồng kế tục một cách cẩn thận. Trường hợp không có người kế tục thì bắt buộc phải làm lễ giải điện. 
  • Thiết kế không gian thờ thoáng đãng, trang nghiêm và sạch sẽ. Thông thường, Thanh đồng sẽ lựa chọn các mẫu bàn thờ nhị cấp, bàn thờ tam cấp để tiện cho việc thờ phụng. 

Có thể bạn quan tâm:

>>> 200 Mẫu Bàn Thờ Đẹp Gỗ Tự Nhiên Đơn Giản, Hiện Đại, Giá Rẻ

Sự khác biệt giữa nghi thức thờ Mẫu tại ba miền Bắc – Trung – Nam 

Tục lệ thờ Mẫu ở mỗi vùng miền sẽ có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

Tục lệ thờ Mẫu ở miền Bắc 

điện thờ
Điện thờ Mẫu uy nghi, bề thế

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Bắc đại diện cho mô hình chung của Đạo mẫu là Nữ Thần, Mẫu Thần và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ. Trong đó, danh xưng của lớp Mẫu Thần là Quốc Mẫu, Vương Mẫu hay Nguyên Phi Ỷ Lan, Bà Chúa Kho, Mẹ Thánh Gióng… những người gắn với quá trình cung đình, lịch sử. 

Tín ngưỡng thờ Mẫu tại miền Trung 

hầu đồng
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung chỉ thờ Nữ Thần, Mẫu Thần

Về cơ bản, tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Bắc và miền Trung không có quá nhiều sự khác biệt. Lớp Nữ Thần đại diện bởi Bà Ngũ Hành và Tứ vị Nương Nương. Còn Thiên Ya Na đại diện cho lớp Mẫu Thần. Tuy nhiên, đồng anh lính chị tại miền Trung không thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ. 

Thờ Mẫu ở miền Nam 

thờ mẫu ở miền Nam
Đồng anh lính chị miền Nam thờ Tam Phủ, Tứ Phủ như tín ngưỡng thờ Mẫu tại miền Bắc

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Nam vẫn đầy đủ ba lớp thờ Mẫu: Nữ Thần, Mẫu Thần và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ. Tuy nhiên không có sự phân định rạch ròi giữa tục thờ Nữ Thần và Mẫu Thần. Cụ thể, lớp Mẫu Thần được đại diện bởi Bà Chúa Ngọc (Thiên Ya na), Bà Chúa Xứ, Bà Đen – Linh Sơn Thánh Mẫu, Bà Thiên Hậu, Cửu Thiên huyền nữ. Tiếp đó, Những vị được tôn là Nữ Thần thì có Bà Ngũ hành, Bà Thuỷ Long, Bà Hồng, Tứ Vị Nương Nương, Trinh nữ Nương Nương, bà Chúa Động, tổ Cô.

Như vậy, trên đây là những thông tin hữu ích về cách lập bàn thờ Mẫu tại nhà. Hy vọng qua bài viết vừa rồi, đồng anh lính chị sẽ cân nhắc kỹ việc lập bàn thờ Mẫu để nương nhờ cửa Thánh, phụng sự nhà Ngài. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *