Từ xưa đến nay, theo phong tục thờ cúng của người Việt, con trai trưởng sẽ là người nối dõi tông đường, chịu trách nhiệm chăm lo nhang khói cho bàn thờ gia tiên. Do đó, bàn thờ nhà con trưởng luôn đầy đủ nhất. Tuy nhiên, nhiều con thứ vẫn muốn lập bàn thờ ở nhà mới để bày tỏ lòng thành với gia tiên, làm tròn chữ hiếu. Vậy còn đối với con trai thứ, có nên lập bàn thờ khi ra ở riêng hay không? Ở bài viết dưới đây, Không Gian Thờ Tâm Việt sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.
Con trưởng có nên lập bàn thờ khi ra ở riêng?
Thông thường, con trai trưởng sẽ là người ở cùng với bố mẹ và cùng chăm lo hương khói cho ông bà gia tiên. Tuy nhiên, trong trường hợp bố mẹ còn mà con trưởng muốn ra ở riêng vì mục đích nào đó thì có nên lập bàn thờ gia tiên hay không? Đây là câu hỏi có khá nhiều những ý kiến trái chiều.
Nhiều người có cho rằng, lập bàn thờ gia tiên là cách để bày tỏ lòng thành với ông bà gia tiên nên không cần phải đi “sau” bố mẹ. Tức là có thể tự lập bàn thờ khi ra ở riêng dù bố mẹ vẫn còn. Tuy nhiên, ý kiến này nhận về nhiều tranh cãi.
Bởi lẽ, đa số mọi người đều cho rằng chỉ đến khi bố mẹ mất mới được lập bàn thờ ở nhà mới. Lúc này, con trưởng hay con thứ đều có thể lập được. Nếu lập bàn thờ khi cha còn sống thì chẳng khác nào tự xem cha đã mất. Bởi lẽ, lập bàn thờ phải đi liền với nhiều hoạt động khác như cúng kiến, kỵ giỗ. Khi bố không còn đủ sức khoẻ để “gánh vác” và lo lắng chu toàn cho việc thờ gia tiên thì lúc ấy, con cái mới được lập bàn thờ khi ra ở riêng.
Vậy con trưởng nên thờ cúng ai khi lập bàn thờ ở nhà mới?
Nếu bố mẹ thờ gia tiên mà con trưởng muốn ra ở riêng thì có thể lập bàn thờ Thần Linh, Thổ Công nơi gia chủ đang sinh sống. Sau này khi bố mẹ không thể thờ cúng được nữa, gia chủ sẽ trực tiếp thờ cúng ông bà gia tiên. Tuy nhiên, thủ tục lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới cần được thực hiện một cách chu toàn. Phần lớn gia đình đều mời thầy về cúng, chọn ngày lập bàn thờ ở nhà mới để mọi sự hanh thông.
Có nên lập bàn thờ mới nhà con thứ
Như đã biết, bàn thờ gia tiên sẽ được đặt tại nhà con trai trưởng hoặc nhà thờ họ. Theo đó, theo phong tục Việt Nam, con trai thứ sẽ không cần lập bàn thờ gia tiên. Bởi lẽ, con trai thứ không chịu trách nhiệm cúng giỗ mà chỉ có nghĩa vụ làm lễ cúng hoặc đưa đồ lễ đến nhà thờ. Việc còn lại sẽ do con trai trưởng đảm nhận.
Do đó, con thứ có thể lựa chọn cách lập bàn thờ Thần Linh Thổ Công khi ra ở riêng trong trường hợp bố mẹ vẫn còn. Tuy nhiên, khi bố mẹ mất đi, con trai thứ vẫn có thể lập bàn thờ gia tiên, đặc biệt là đối với những người con tha hương, vì hoàn cảnh và khoảng cách địa lý mà không thể về góp giỗ.
Đây là cách để bày tỏ lòng thành với ông bà gia tiên và làm tròn chữ hiếu. Vào ngày giỗ hàng năm, con trai thứ vẫn làm mâm cơm đơn giản để dâng lên bàn thờ, mời ông bà bố mẹ về hưởng lộc. Cùng vì lý do này mà bàn thờ nhà con trai thứ con được gọi là bàn thờ vọng. Vọng trong “bái vọng”, hiểu là cúi đầu từ xa. Ngoài ra, trong trường hợp con trai trưởng mất hoặc đi làm ăn xa quê thì con trai trưởng lập bàn thờ vọng còn con trai thứ sẽ được phép lập bàn thờ gia tiên.
Lưu ý khi lập bàn thờ nhà con thứ
Con trai thứ lưu ý khi lập bàn thờ về nhà mới cần phải đến nhà thờ họ hoặc nhà con trai trưởng để thông báo và xin phép gia tiên. Tiếp theo, xin phép tổ tiên được chuyển một bát hương phụ hoặc số nén hương lẻ trên bàn thờ chính về bàn thờ vọng.
Bàn thờ cần giữ được sự trang nghiêm, sạch sẽ, lựa chọn vị trí và hướng đặt sao cho chuẩn phong thuỷ.
Sự khác nhau giữa bàn thờ nhà con trưởng và con thứ
Theo phong tục thờ cúng của người Việt, vì trách nhiệm thờ cúng thuộc về con trưởng nên bàn thờ gia tiên nhà con trưởng sẽ đầy đủ hơn nhà con thứ.
Lập bàn thờ ở nhà mới đối với con trai trưởng
Đối với con trai trưởng, cách lập bàn thờ khi về nhà mới sẽ cầu kỳ hơn. Trên bàn thờ thường sẽ có 3 bát hương với một bát hương thờ Thần Linh, một bát hương thờ gia tiên và bát hương còn lại thờ Bà Cô Ông Mãnh.
Đặc biệt, bàn thờ nhà trưởng họ còn được trang trí vô cùng trang nghiêm với hoành phi câu đối, ngai thờ, đôi hạc chầu. Bộ đỉnh đồng ngũ sự thường đi kèm với câu đối để tôn lên vẻ uy nghiêm và bề thế. Bàn thờ được sử dụng thường được chế tác tỉ mỉ như sập thờ, án gian thờ nhị cấp, tam cấp chạm trổ rồng phượng vô cùng cầu kỳ và tinh xảo.
Bàn thờ nhà con thứ
Khác với bàn thờ nhà con trưởng, khi lập bàn thờ ra ở riêng, con trai thứ thường sẽ lựa chọn những mẫu bàn thờ đơn giản, tối ưu diện tích. Bàn thờ Thần Linh, Thổ Công chỉ có 1 bát hương, trên bàn thờ thường bày trí những vật phẩm đơn giản như bình hoa, mâm bồng, đèn thờ, kỷ chén…
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong thờ tự là tấm lòng thành kính. Gia chủ không nên đặt nặng vấn đề này mà hãy chăm lo bàn thờ chu đáo. Vào những ngày lễ Tết quan trọng thì bao sái bàn thờ cẩn thận, dâng lên mâm lễ gọn gàng với tất cả tấm lòng thành.
Cách lập bàn thờ khi ra ở riêng
Thông thường, gia chủ sẽ mời thầy về cúng lập bàn thờ mới. Cách lập bàn thờ khi về nhà mới không quá phức tạp. Tuy nhiên, cần lựa chọn ngày lành tháng tốt để mọi sự hanh thông, suôn sẻ. Cụ thể như sau:
- Ngày đặt bàn thờ: Khi lập bàn thờ nhà mới cần lưu ý lựa chọn ngày hợp tuổi, mệnh của gia chủ. Đặc biệt, nên sử dụng lịch vạn sư để tra ngày đẹp, xấu trong tuần/tháng. Tuyệt đối không được trùng với ngày sát sư. Hạn chế lập bàn thờ vào năm hạn, năm tam tai của gia chủ.
- Bốc bát hương: Đây là bước vô cùng quan trọng khi lập bàn thờ cho nhà mới. Số lượng bát hương tuỳ thuộc vào nhu cầu thờ cúng của từng gia đình. Trong đó gồm tro bếp, tờ hiệu viết tên gia chủ và bộ thất bảo.
- Tiến hành lễ nhập trạch, lễ an vị lập bàn thờ gia tiên khi về nhà mới.
Để tìm hiểu chi tiết về cách lập bàn thờ gia tiên, gia chủ có thể tham khảo bài viết dưới đây:
>>> Cách Lập Bàn Thờ Gia Tiên Ở Nhà Mới Chi Tiết Nhất
Tham khảo những mẫu bàn thờ đẹp, hiện đại nhất hiện nay
Song, lựa chọn bàn thờ là một trong những việc làm quan trọng nhất trong cách lập bàn thờ khi ra ở riêng. Tuỳ vào diện tích vị trí lắp đặt mà gia chủ có thể sử dụng mẫu bàn thờ phù hợp. Với phòng thờ gia tiên nhà con trưởng thì các mẫu bàn thờ đứng, sập thờ uy nghi bề thế là lựa chọn hoàn hảo để kiến tạo chốn thờ tự linh thiêng.
Ngược lại, các mẫu bàn thờ chung cư nhỏ gọn, bàn thờ treo tường sẽ thích hợp hơn đối với không gian thờ nhà con trai thứ. Dưới đây là một số mẫu bàn thờ đẹp được sản xuất trực tiếp bởi xưởng bàn thờ Tâm Việt. Quý gia chủ có thể tham khảo để cân nhắc lựa chọn cho không gian thờ gia tiên.
Hy vọng qua những thông tin mà Tâm Việt vừa chia sẻ, gia chủ sẽ giải đáp được một số câu hỏi liên quan đến vấn đề lập bàn thờ khi ra ở riêng, lập bàn thờ ở nhà mới. Theo dõi Tâm Việt để cập nhật thêm những thông tin hữu ích. Bên cạnh đó, gia chủ có thể tham khảo thêm các mẫu bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông bà cha mẹ đẹp tại Không Gian Thờ Tâm Việt để kiến tạo không gian thờ cúng linh thiêng và chuẩn phong thuỷ.
>>> 188 Bộ Bàn Thờ Gia Tiên Hiện Đại Gỗ Tự Nhiên Bền Đẹp