Xuất phát từ ý nghĩa của hai từ “vọng bái”, nghĩa là vái lạy từ xa, bàn thờ vọng được những người con “biệt quán, ly hương” lập lên để bày tỏ lòng thành với ông bà gia tiên. Ngày xưa, với nền nông nghiệp tự cung tự cấp, người nông dân suốt đời không rời xa quê hương nên việc lập bàn thờ vọng chỉ mang tính chất “tạm thời”, chưa trở thành phong tục phổ biến.
Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều người con xa xứ tìm kiếm cho mình cơ hội phát triển, sau đó “an cư lập nghiệp” tại các thành phố lớn. Lúc này, bàn thờ vọng trở thành chốn thờ tự linh thiêng để làm tròn chữ hiếu, tiện bề chăm lo nhang khói cho bề trên. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách lập bàn thờ vọng đúng cách. Tham khảo ngay bài viết dưới đây nếu gia chủ cũng là một trong số đó.
Bàn thờ vọng là gì?
Bàn thờ vọng thực chất là bàn thờ gia tiên, được những người con xa quê lập lên để thờ phụng “từ xa”, hướng về quê cha đất tổ, nhắc nhở con cháu về cội nguồn. Xuất phát từ ý nghĩa của hai từ “vọng bái”, tức là vái lạy từ xa. Nguồn gốc của phong tục lập bàn thờ vọng bắt nguồn từ ngàn đời nay.
Xưa kia, vào dịp triều đình mở điển lễ lớn, các quan trong triều sẽ tập trung trước sân rồng để tiến hành làm lễ. Lúc này, các quan ở tỉnh hoặc biên ải vì không thể tề tựu đông đủ sẽ thiết lập hương án trước sân công đường. Hương án có nến, có nhang, có tấm lòng của quan văn võ hướng về kinh đô quỳ lạy Thiên Tử.
Ngoài ra, các thiện nam tín nữ vì đường sá xa xôi không thể đi trẩy hội đền thờ Đức Thánh Trần (Vạn Kiếp), Đức Thánh Mẫu (Đền Sòng)… cũng sẽ cùng nhau quyên góp và xây dựng đền thờ vọng. Đây được gọi là vọng từ, điển hình là số nhà 35 phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội) có “Sùng Sơn vọng từ”. Nghĩa là đền thờ vọng của núi Sòng, thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Ngày nay, khi nghe tin người thân trong gia đình không may qua đời mà chưa kịp về quê chịu tang, gia chủ sẽ lập hương án ngoài sân, hướng về quê nhà. Đặc biệt, trong đại dịch Covid – 19, có lẽ người Việt đã chứng kiến quá nhiều những mẫu bàn thờ vọng được lập tại khu cách ly, cùng với tiếng nỗi đau thương không thể nào diễn tả được. Tuy nhiên nhìn chung, bàn thờ vọng chỉ mang tính chất tạm thời.
Khi nào nên lập bàn thờ vọng
Không có tục lệ lập bàn thờ vọng đối với con trai trưởng ngay tại quê nhà. Điều đó có nghĩa là bàn thờ vọng ông bà cha mẹ chỉ được lập trong trường hợp con cái sống xa quê. Gia chủ là con trai thứ, xa quê lâu năm, vì khoảng cách địa lý mà không thể về góp giỗ thì có thể lập bàn thờ vọng để chăm lo nhang khói cho ông bà, bố mẹ.
Còn đối với trai thứ gần “cửa trưởng”, dù giàu nghèo sang hèn thế nào vẫn phải có phận sự góp lễ vào ngày giỗ. Ngoài ra, nếu con trai trưởng mất hoặc sống xa quê, bàn thờ gia tiên sẽ được lập tại nhà con trai thứ. Ngược lại, bàn thờ tại nhà cửa trưởng sẽ là bàn thờ vọng.
Dù chỉ là một nghi lễ, chưa phải là phong tục cổ truyền nhưng lập bàn thờ vọng được xem là một phong tục mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc răn dạy, giáo dục con người về chữ Hiếu đi đôi với chữ Đệ. Ông bà bố mẹ khi còn sống hay đã khuất đều mong muốn con cháu sống hòa thuận một nhà đầm ấm.
Cách lập bàn thờ vọng
Cách lập bàn thờ vọng cũng chính là lập bàn thờ gia tiên. Do đó, gia chủ cần chuẩn bị thật chu đáo, không được phép hời hợt, qua loa. Dựa trên kinh nghiệm được truyền qua nhiều thế hệ, trước khi lập bàn thờ vọng, gia chủ phải về quê báo cáo với gia tiên tại bàn thờ chính. Sau đó xin một lư hương phụ hoặc một vài nén hương (số lẻ) đang cháy giở mang về bàn thờ vọng rồi tiếp tục thắp lên.
Tiếp theo, thủ tục lập bàn thờ vọng, mâm cơm cúng lập bàn thờ đều giống với cách lập bàn thờ gia tiên. Quý gia chủ có thể tham khảo tại đây:
>>> Cách Lập Bàn Thờ Gia Tiên Ở Nhà Mới Chi Tiết Nhất
Tuy nhiên, gia chủ cũng cần lưu ý:
- Lựa chọn mẫu bàn thờ đẹp, có kích thước phù hợp với không gian và vị trí dự tính lắp đặt. Nếu chỉ thờ cha mẹ thì bàn thờ treo tường là gợi ý hoàn hảo hơn, giúp tối ưu diện tích một cách hiệu quả. Ngoài ra, nếu căn nhà có diện tích rộng rãi, gia chủ có thể sử dụng bàn thờ đứng, tủ thờ để bày trí được nhiều vật phẩm thờ cúng.
- Bàn thờ thường được đặt hướng về quê chính để mỗi khi thắp hương vái lạy sẽ thuận hướng vái lạy về quê.
- Nếu gia chủ đã lắp đặt bàn thờ Phật thì phải lưu ý đặt bàn thờ vọng thấp hơn, tránh ảnh hưởng đến phong thủy.
- Không đặt bàn thờ trong phòng ngủ hoặc cạnh những nơi ô uế như nhà vệ sinh.
Văn khấn lập bàn thờ vọng cha mẹ đầy đủ nhất
Dưới đây là bài cúng, văn khấn lập bàn thờ vọng mà gia chủ nên ghi chép đầy đủ để thủ tục lập bàn thờ diễn ra suôn sẻ nhất.
Nam Mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần)
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tên con là… (Tín chủ của… địa chỉ…)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu…, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu…
Tham khảo những mẫu bàn thờ vọng đẹp, kích thước chuẩn lỗ ban
Việc lựa chọn mẫu bàn thờ phù hợp cũng là một trong những điều đặc biệt quan trọng khi lập bàn thờ nói chung và lập bàn thờ vọng nói riêng. Bởi vì bàn thờ là chốn thờ tự linh thiêng, gần gắn bó với chúng ta cả một đời người. Do đó, hay ưu tiên lựa chọn bàn thờ gỗ tự nhiên có chất lượng cao, tránh bị mối mọt, cong vênh, nứt gãy ảnh hưởng không tốt đến phong thủy.
Không Gian Thờ Tâm Việt tự hào là xưởng sản xuất bàn thờ uy tín hàng đầu cả nước. Tâm Việt sở hữu hệ thống showroom từ Nam ra Bắc, cùng xưởng sản xuất quy mô lớn, phục vụ hàng vạn khách mỗi năm. Không dừng lại đó, sản phẩm được chế tác bởi Tâm Việt đều có chất lượng đạt chuẩn, chất liệu gỗ tự nhiên 100%, nói không với pha tạp. Chính sách bảo hành dài hạn, bảo trì trọn đời cũng là một trong những ưu thế giúp Tâm Việt trở thành điểm đến của rất nhiều gia đình Việt.
Cùng tham khảo các mẫu bàn thờ đẹp, hiện đại, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
Như vậy, trên đây là cách lập bàn thờ vọng chi tiết nhất mà quý gia chủ có thể tham khảo để nghi lễ được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn. Đừng quên theo dõi website Xưởng Bàn Thờ để cập nhật những thông tin, kiến thức phong thủy hay nhất.
Ngoài ra, quý gia chủ có thể tham khảo thêm những mẫu bàn thờ gỗ đẹp, đơn giản, hiện đại tại Tâm Việt nếu đang trong quá trình chuẩn bị lập bàn thờ cha mẹ. Với chế độ bảo hành 10 năm kèm theo bảo trì trọn đời, gia chủ có thể hoàn toàn tin tưởng khi mua sắm nội thất tại Không Gian Thờ Tâm Việt:
>>> https://xuongbantho.vn/danh-muc-san-pham/ban-tho-dep/