Đối với gia đình có người mới mất việc chuẩn bị thủ tục làm lễ và cách cúng 100 ngày rất được xem trọng. Đây là một nghi lễ đặc biệt để người thân trong gia đình thể hiện lòng thành kính đối với các vong linh. Bài viết dưới đây sẽ giúp gia chủ hiểu rõ hơn cũng như biết cách sắm lễ cúng 100 ngày đầy đủ và chu đáo nhất.
Cúng 100 ngày có ý nghĩa gì?
Cúng 100 ngày là một ngày giỗ hay còn gọi là lễ thôi khóc, mang ý nghĩa tâm linh và như một nghi thức chữa lành để cho người còn sống, con cháu trong gia đình không còn quá đau lòng, khóc thương người đã mất. Và cũng là để người nhà quay trở lại cuộc sống sinh hoạt gia đình bình thường.
Trong 100 ngày vẫn là khoảng thời gian linh hồn người mất được xem xét và cân nhắc để luận tội. Khi còn sống nếu làm nhiều việc thiện, sống tử tế, biết yêu thương giúp đỡ mọi người khi mất đi vong hồn sẽ được vãng sanh về giới cực lạc. Ngược lại nếu mang nhiều tội nghiệp sẽ bị đày đọa, giam cầm để trả nghiệp cho những lỗi đã phạm phải khi còn sống.
Theo quan niệm từ xa xưa, trong giai đoạn này gia đình nên gieo thiện, tích công đức như phóng sinh hoặc ăn chay, cúng chay để tăng thêm phước phần cho người đã chết được giảm bớt tội và được siêu thoát về cảnh giới tốt đẹp hơn.
Vì thế, đây là nghi thức vừa dựa theo phong tục tập quán của người Việt Nam và vừa bắt buộc phải có để gia đình đưa tiễn vong hồn người đã khuất về nơi an nghỉ đồng thời cầu mong họ siêu thoát, không còn vương vấn hay vướng bận bất cứ điều gì ở trần tục.
Làm sao để tính cúng 100 ngày chính xác?
Cách tính 100 ngày cho người mất không hề phức tạp, một cách đơn giản dễ hiểu nhất là tính từ lúc người chết ngừng thở cộng với 100 ngày. Đến ngày kết thúc thời gian đó, gia chủ cần lưu ý và ghi nhớ để thực hiện lễ cúng 100 ngày cho người đã khuất.
Cúng 100 ngày cho người đã mất
Hướng dẫn chuẩn bị đồ cúng
Người Việt Nam chúng ta luôn coi trọng và đề cao bữa cơm gia đình, đây là khoảng thời gian mọi thành viên trong nhà có mặt đông đủ để sum họp quây quần lại với nhau. Cúng cơm 100 ngày cũng tương tự như một bữa cơm thường nhật, điều đặc biệt hơn là con cháu tụ họp để dùng bữa đưa tiễn vong linh đã mất.
Cách sắm lễ cúng 100 ngày như sau: Đặt lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn mặn hoặc có thể dùng đồ chay tùy theo phong tục tập quán, tôn giáo của gia chủ. Cùng với đĩa hoa quả, chén nước và rượu. Đối với các gia đình có điều kiện có thể lựa chọn bày trí bàn ăn thịnh soạn hơn. Tuy nhiên khuyến khích không cần quá cầu kỳ, nên chuẩn bị đồ vừa đủ và hợp lý, chủ yếu chú trọng đến sự thân mật và gần gũi giữa các thành viên với nhau bao gồm cả vong linh người mất.
Cách thức cúng 100 ngày
Cách cúng 100 ngày cũng không quá phức tạp. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cơm cúng lên bàn thờ, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, bắt đầu rót rượu vào chén, tiếp theo là thắp hương rồi gia chủ đọc văn khấn cúng 100 ngày. Hoàn tất thủ tục, đợi nhang tàn hết lúc này cả gia đình sẽ ngồi quây quần lại quanh mâm cơm chung để dùng bữa cuối cùng với người mất.
Thông thường khi tổ chức nghi lễ này, gia đình người mất sẽ mời thầy hoặc Tăng Ni để tụng kinh tiếp thêm phúc đức, giúp dẫn đường chỉ lối cho các vong linh tìm về với đức hạnh của Nhà Phật hay tìm thấy con đường tốt đẹp ở những cảnh giới khác.
Những điều cần lưu ý
Cúng 100 ngày sáng hay chiều?
Có khá nhiều thắc mắc về thời gian để làm sao tiến hành thực hiện lễ cúng cho chính xác nhất, vậy cúng 100 ngày sáng hay chiều là hợp lý?
Tùy vào vùng miền, văn hóa riêng của mỗi gia đình thì việc cúng giỗ 100 ngày mất cũng có sự khác nhau và không nhất quán về mâm lễ vật hay kể cả cách cúng. Nhưng thông thường, lễ cúng 100 ngày được tổ chức vào buổi sáng hoặc gần trưa, tương ứng gần với giờ dùng bữa.
Sau 100 ngày có cúng cơm không?
Việc cúng cơm hằng ngày được diễn ra từ sau khoảng thời gian hoàn thành thủ tục nghi lễ đám tang, tiếp tục cho đến sau khi làm giỗ đầu và hoàn tất cúng 100 ngày cho người mất. Kết thúc quá trình này, gia chủ không cần thiết phải cúng cơm mà chỉ cần ghi nhớ đến các ngày lễ thì chuẩn bị chu đáo và dâng cơm lên bàn thờ bày tỏ lòng thành kính.
Nghi lễ cúng 100 ngày là nghi lễ giúp phần nào giảm bớt nỗi đau buồn của gia chủ đối với người mất và cũng thể hiện ý nghĩa toàn vẹn khi kết thúc cúng 100 ngày cho vong linh. Lúc này họ sẽ được nhập tràng và không còn vướng bận cõi trần tục.
Sau 100 ngày, gia đình sẽ tiến hành hoá giải bàn thờ vong và thỉnh bát hương thờ vong lên bàn thờ gia tiên. Vậy có nên lập bàn thờ sau 100 ngày hay không, cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích:
>>> Cách Lập Bàn Thờ Sau 100 Ngày Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất
Trên đây là những thông tin hữu ích của chúng tôi chia sẻ về Cách cúng 100 ngày cho người mất chi tiết nhất. Hy vọng quý gia chủ sẽ có được sự chuẩn bị chu toàn cho nghi lễ cúng 100 ngày.